Setsubun: Lễ hội xua đuổi ma quỷ nổi tiếng nhất vào mùa xuân, người Nhật háo hức ăn ehomaki

Vào ngày 3/2 hằng năm, tại Nhật Bản sẽ diễn ra lễ hội Setsubun. Lễ hội này có nghĩa đen là “phân chia mùa”, đánh dấu sự kết thúc mùa đông và bắt đầu một mùa xuân. Trước đây, nó còn có tên gọi khác là risshun, là một lễ hội truyền thống ở Nhật Bản được tổ chức trong nhiều thế kỷ.

Lễ hội này bao gồm nhiều nghi lễ sống động như xua đuổi mua quỷ bằng đậu nành, ăn sushi. Điều này được người dân tin rằng, nó có thể loại bỏ những điều xui xẻo trong năm trước, chào đón vận may đến trong năm mới.

Vì diễn ra vào mùa xuân nên lễ hội này còn có tên gọi khác là “haru matsuri”. Vào mùa xuân, có rất nhiều việc cần phải dọn dẹp trước để chào đón năm mới, đó có thể dọn dẹp nhà cửa hoặc về tinh thần (bằng cách đến thăm một ngôi đền).

Làm sạch và thanh lọc là những yếu tố quan trọng để người Nhật chào đón năm mới. Setsubun là hành động cuối cùng để hoàn thành mọi thứ, kết thúc lễ kỷ niệm đón năm mới.

Setsubun: Xua đuổi ma quỷ bằng đậu nành

Trong ngày này, người ta sẽ sử dụng đậu nành rang để xua đuổi ma quỷ và linh hồn xấu xa ra khỏi nhà mình. Loại đậu này có tên là fukumame, có nghĩa là đậu may mắn. Đây là công cụ để xua đuổi tà mà và mời gọi tài lộc tới.

Theo truyền thống, người đàn ông lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ ăn mặc như một oni (một loại quỷ hoặc yêu tinh trong văn hóa dân gian của người Nhật), sau đó các thành viên khác trong gia đình làm theo (đôi khi có thể là đậu phộng) vào oni để đuổi nó ra khỏi nhà bằng cách hô vang “oni wa soto! fuku wa uchi” (ma quỷ ra ngoài, tài lộc vào nhà).

Tuy nhiên, có một số ngôi đền, chùa, khu vực không sử dụng từ “oni wa soto”. Ví dụ tại đền Sensoji ở Asakusa, người ta tin rằng oni không xuất hiện trước Kannon – một vị thần được thờ trong đền. Thay vào đó, người ta sẽ sử dụng cụm từ “senshu banzai fuku wa uchi”.

Cách xua đuổi ma quỷ như sau:

Đậu nành rang chín cho vào bát, đặt trước bàn thờ gia tiên. Nếu hộ gia đình không có nơi để thờ, chỉ cần đậu để ở vị trí cao hơn tầm mắt. Vào buổi tối, khi mở cửa sổ ra, bạn đứng quay mặt ra bên ngoài, rải đậu 2 lần  vừa nói “oni wa soto”. Ngay sau đó, khi đóng cửa sổ lại thì nói “fuku wa uchi”, rải đậu ở giữa phòng 2 lần.

Nghi lễ này bắt đầu từ phòng trong cùng của ngôi nhà, khu vực cuối cùng là cửa ra vào. Khi nắm đậu lại, lòng bàn tay phải hướng lên trên. Nó sẽ tượng trưng cho một lời cầu nguyện cho vụ thu hoạch bội thu, bắt chước theo cử chỉ gieo hạt trên cánh đồng lúa.

Okame – vị thần may mắn

Ngoài mặt nạ oni không thể thiếu trong lễ hội Setsubun, những người ném đậu sẽ đeo mặt nạ của thần Okame.

Okame là một vị thần của sự may mắn, tốt làng, được miêu tả đó là một người với khuôn mặt phúc đức, đôi má phúng phính, nụ cười ấm áp. Vị thần này đóng vai trò bảo vệ người dân khỏi vận rủi, xua đuổi oni và những sinh vật xấu xa khác với sự giúp đỡ của đậu nành.

Trong khi đậu được ném trực tiếp vào oni, nó cũng được rải xung quanh trước cửa nhà của người dân, để đảm bảo xua đuổi mọi con quỷ đang ẩn náu. Sau đó, mọi người thường ăn số lượng đậu nành rang tương ứng với số tuổi của mình, cộng thêm 1 hạt nữa để cho năm mới gặp nhiều may mắn hơn.

Ehomaki – sushi cuộn dài mang lại may mắn

Vào ngày Setsubun, người Nhật còn có phong tục ăn một loại sushi cuộn gọi là ehomaki. Mặc dù thông thường, makizushi sẽ cắt thành các miếng nhỏ để tiện ăn nhưng ehomaki sẽ để nguyên thành một cuộn dài.

Người ta nói rằng, khi ăn ehomaki cần ăn trong im lặng, đồng thời quay mặt về hướng may mắn, hướng rải đậu để mang lại may mắn cho năm tới. Mỗi cuộn ehomaki sẽ có 7 nguyên liệu khác nhau. Số 7 được xem là con số may mắn nhất ở Nhật Bản.

Phong tục này bắt nguồn từ vùng Kansai, cụ thể là Osaka, sau đó trở nên phổ biến khắp Nhật Bản. Vào tháng 2, bạn sẽ thấy có nhiều cuộn ehomaki được bán trong các cửa hàng tiện lợi, nhà hàng sushi như một phần của lễ kỷ niệm Setsubun.

Ngoài ra, có một phong tục Setsubun truyền thống đã trở nên lỗi thời. Đó là một món đồ trang trí có tên hiiragi iwashi được làm từ đầu cá mòi nấu chín và lá cây nhựa ruồi, được đặt ở lối vào nhà.

Người dân trước đây tin rằng, ma quỷ có ác cảm với mùi cá mòi. Vì thế, người ta đã trang trí vật đặc biệt này để ngăn cản ma quỷ vào nhà.

Ngày nay, hiiragi iwashi trở nên rất hiếm nhưng đôi khi bạn có thể bắt gặp trước cửa một số ngôi nhà kiểu Nhật truyền thống vào đầu tháng 2.

 

Hãy Like & Share chúng tôi
trên Facebook