Tại sao nữ giới lại tặng socola cho nam vào ngày lễ Tình nhân ở Nhật?

Rất nhiều người thắc mắc rằng, tại sao Nhật Bản lại trái ngược với phương Tây, khi nữ lại tặng quà và socola cho nam giới vào ngày Valentine (14/2).

Ngày lễ Tình nhân 14/2 ở Nhật Bản giống với hầu hết những nơi khác nhưng chỉ có khác một chút là tại quốc gia này, nữ sẽ tặng quà và socola cho nam. Sau đó đúng 1 tháng sau, nam sẽ “đáp lễ” lại.

Lịch sử ngày lễ Tình nhân ở Nhật Bản

Nguồn gốc của ngày lễ Tình nhân đã có từ nhiều thế kỷ trước, bắt nguồn từ đạo Cơ đốc giáo, nó không phải là một ngày lễ chính thức ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Ban đầu đây là một ngày lễ để tôn vinh một vị tử đạo Cơ đốc có tên là Thánh Valentine. Sau đó, ngày này trở nên toàn cầu hóa, mọi người sẽ tặng hoa, bánh kẹo và gửi thư cho người thân yêu của mình. Cuối cùng, vào thế kỷ 18, ngày lễ này chính thức xuất hiện ở Anh và trở nên phổ biến trên toàn thế giới.

Cơ đốc giáo không phải là một phần của văn hóa Nhật Bản, ngày lễ này đến được với quốc gia mặt trời mọc là nhờ vào một thứ nhập khẩu: Socola. Loại bánh kẹo truyền thống của Nhật Bản chính là wagashi, vì thế ban đầu sự xuất hiện của socola vào thế kỷ 20 không gây được sự chú ý của nhiều người.

Có nhiều cửa hàng sản xuất và bán socola đã hoạt động ở Nhật Bản vào những năm 1930, nhưng họ chủ yếu bán cho những khách hàng không phải người Nhật.

Morozoff - một trong những cửa hàng như vậy do một người nhập cư Nga điều hành, đã đưa phong tục tặng socola vào ngày lễ Tình nhân đến với người Nhật.

Cửa hàng đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo trên một số tạp chí nhắm đến những người nước ngoài tại Nhật Bản. Tuy nhiên, nó cũng không tại được làn sóng hưởng ứng trong cộng động người Nhật.

Hiện đại hóa, lối sống thay đổi, Chiến tranh thế giới thứ II và sự chiếm đóng sau đó của Mỹ vô tình đẩy mạnh doan số bán ra socola tại Nhật Bản. Năm 1950 – 1960, doanh số bán socola cao hơn các cửa hàng bánh kẹo truyền thống ở Nhật.

Một số cửa hàng bách hóa lớn nhất Nhật Bản đã thực hiện các chiến dịch quảng cáo tặng socola cho ngày lễ Tình nhân, cuối cùng hoạt động này đã thành công.

Vai trò giới bị đảo ngược trong ngày lễ Tình nhân

Sau khi ngày lễ Tình nhân du nhập vào Nhật Bản thành công, phong tục tặng socola có một chút thay đổi. Trái ngược với tiêu chuẩn ở các nước phương Tây, phụ nữ Nhật phải chịu trách nhiệm tặng socola những người đàn ông họ thích vào ngày 14/2. Sự đảo ngược vai trò này rất có thể xuất phát từ lỗi dịch sai hoặc cũng có khi trào lưu tặng socola xuất hiện, nó thu hút sự quan tâm của phần lớn phụ nữ trước. Vì thế, họ đã mua socola để tặng cho người mình yêu quý và dần trở thành một thông lệ.

Những nam giới nhận được socola sau đó dự kiến ​​sẽ trả lại gấp 3 lần vào tháng sau (14/3), hay còn gọi là ngày Valentine Trắng.

Tuy nhiên, socola không chỉ được tặng cho “crush” mà còn là bạn bè, đồng nghiệp vào ngày lễ Tình nhân ở Nhật. Về cơ bản, có 3 loại socola chính được tặng như sau:

Giri Choco - Socola "nghĩa vụ"

 

Loại socola bắt buộc này thường được tặng cho đồng nghiệp hoặc người quen. Như cái tên của nó, không có cảm xúc lãng mạn nào liên quan đến việc tặng socola này.

Tomo Choco - Socola "bạn bè"

Tomo Choco là loại socola được tặng cho bạn bè, thường được trao đổi giữa những người bạn nữ. Loại socola này thường bao gồm một thông điệp cảm ơn cá nhân hoặc một cái gì đó tương tự.

Honmei Choco - Socola "tình yêu"

Chỉ dành cho đối tác lãng mạn hoặc tình yêu, Honmei Choco thường bao gồm loại socola chất lượng cao nhất và được gói công phu nhất.

Bên cạnh đó, có một số lời chỉ trích về nghĩa vụ liên quan đến ngày lễ Tình nhân ngày càng gia tăng. Giri Choco nói riêng đã bị cấm bởi một số công ty, vì nó gây gánh nặng xã hội, không cần thiết cho phụ nữ và ý định đằng sau loại socola có thể bị hiểu nhầm.

Nguồn: Sakura Blog

Hãy Like & Share chúng tôi
trên Facebook