[Kudokushi]: “Những cái chết cô đơn” không ai hay biết, đến khi mục cả xương mới được phát hiện

Những cái chết cô đơn ngày càng trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội Nhật.

Ông Moto Nishio, một nhà giải phẫu pháp y và là giáo sư trưởng Khoa Pháp y thuộc Đại học Y Hyogo với 20 năm kinh nghiệm khám nghiệm 3.000 tử thi cho biết: “Những cái chết cô đơn tiếp tục gia tăng trong một xã hội già hóa như Nhật Bản”.

Kudokushi (tạm dịch: Cái chết cô đơn) ám chỉ những người sống một mình, họ sống trong nhà nhưng ít khi được người ta thấy. Họ qua đời trong im lặng, không ai hay biết, mãi đến khi xác phân huỷ có mùi và tình cờ được người ta phát hiện.

Có một thực tế cho thấy, một nửa số người cao tuổi phải sống một mình ở Nhật Bản. Con số này đã tăng lên rất nhiều trong những năm gần đây.

"Chúng tôi - những nhà giải phẫu pháp y chuyên xử lý những thi thể được gọi là xác chết bất thường - không rõ nguyên nhân tại thời điểm phát hiện. Từ khoảng năm 2007, số lượng giải phẫu pháp y những xác chết như thế này tăng đều đặn trong các trường pháp y trên toàn quốc. Tại các trường cao đẳng y tế, năm 2000 có khoảng 100 xác chết được giải phẫu nhưng nó đã tăng lên 320 vào năm 20215. Trong vòng chưa đầy 15 năm, con số này đã tăng hơn gấp 3 lần”, ông Moto Nishio cho hay.

Theo Văn phòng Nội các, tỷ lệ già hóa ở những người từ 65 tuổi trở lên đã lên tới 28,4%. Khi số lượng người già sống một mình tăng lên, liệu số lượng xác chết bất thường do người ta chết trong cô đơn có tăng lên không?

"Tôi nghĩ nó sẽ tăng lên. Nếu sống một mình, sẽ tốn nhiều thời gian để phát hiện xác chết vì không có ai bên cạnh, trung bình khoảng 3 tuần sẽ được tìm thấy. Đôi khi xác chết được phát hiện trong tình trạng đã phân huỷ hết chỉ còn lại bộ xương và nguyên nhân cái chết không được xác định được bằng cách mổ xẻ. Nếu sống với ai đó, xác chết sẽ nhanh chóng phát hiện trong 1 ngày”, ông Moto Nishio nói.

Người vợ chết được 1 tuần nhưng chồng vẫn không phát hiện dù sống chung nhà

Theo ông Nishio, nếu người quá cố có người sống chung, hơn 80% sẽ được tìm thấy trong vòng 24 giờ sau khi chết. Bằng cách sống với người thân, phía pháp y có thể biết một số thông tin liên quan đến nguyên nhân cái chết, bệnh tật, tình trạng trước đó…

Tuy nhiên, thời gian gần đây, người ta nói rằng ngày càng có nhiều trường hợp bỏ mặc thi thể hơn 1 tuần mặc dù họ sống cùng với một người.

“Có trường hợp 1 trong 2 người chết nhưng người còn lại bị mất trí nhớ hoặc có vấn đề về sức khoẻ nên không hiểu được đối phương chết như thế nào. Phần lớn trong số những trường hợp này mắc chứng sa sút trí tuệ và tỷ lệ này đang tăng lên. Một trường hợp giải phẫu pháp y gần đây cho thấy, có cặp vợ chồng già 80 tuổi, người vợ chết được 1 tuần nhưng người chồng không hề hay biết gì vì ông bị mất trí nhớ. Trước đây, tôi rất ngạc nhiên với điều này nhưng bây giờ đã quen với điều đó. Tôi nghĩ rằng, một cái gì đó đang xảy ra trên khắp đất nước”, ông Moto Nishio cho biết.

Cái chết cô đơn không phải vấn đề cá nhân mà là vấn đề nhức nhối toàn xã hội

Ông Nishio giải thích về tầm quan trọng của việc quản lý khi số người chết cô đơn ngày càng tăng ở Nhật.

“Cá nhân tôi không nghĩ rằng, không thể xem tình trạng cô đơn như một vấn đề cá nhân nữa. Vào tháng 2 năm nay, Nhật Bản đã bổ nhiệm làm bộ trưởng phụ trách các biện pháp cô đơn và cô lập. Theo cách này, những  cái chết cô đơn là vấn đề xã hội cần quan tâm. Bởi khi tìm hiểu nguyên nhân những người này chết như thế nào, xét nghiệm ADN, tìm người thân liên hệ… tất cả làm tiêu tốn thời gian và tiền bạc của chính phủ”.

Ông Nishio nói rằng, nếu thi thể không được tìm thấy trong thời gian dài bởi những cái chết cô đơn, trước tiên chính phủ sẽ chịu trách nhiệm.

"Nhiều người thân của người quá cố trốn tránh vì họ không muốn nhận. Vì vậy, tôi nghĩ điều quan trọng phải liên hệ với người thân của người quá cố, áp dụng các biện pháp để tạo điều kiện chăm sóc người quá cố trong những năm tháng cuối đời”, ông Nishio nói.

Là một nhà giải phẫu học, ông Nishio từng chứng kiến ​​nhiều "cái chết cô đơn" hơn mọi người, nhưng ông nói: “Tôi thực sự không thích thuật ngữ những cái chết cô đơn. Sống một mình hay chết một mình không có nghĩa là người đó cô đơn trong suốt cuộc đời của mình. Bởi vì sống một mình nhưng cũng có nhiều người sống thoải mái mà không gặp bất kỳ trở ngại nào trong các mối quan hệ của họ”.

Ngoài ra, ông Nishio cảm thấy rằng, ngay cả khi ông chết vì một cái chết cô đơn, ông cũng không phải quá lo sợ xác chết của mình sẽ như thế nào sau đó.

“Tôi thường xuyên nhìn thấy những thi thể khó được tìm thấy. Sau đó, tôi nhận ra rằng, cơ thể mất đi sự sống sẽ bị thối rữa hoặc biến thành xương là một hiện tượng tự nhiên. Ngoài ra, tôi không phải lo lắng quá nhiều về những gì xảy ra với cơ thể mình. Sau khi chết, những người còn lại sẽ làm gì đó. Thay vì suy nghĩ quá nhiều về những gì xảy ra sau khi chết, đến lúc chết, bạn nên tập trung làm những gì bạn muốn làm. Bạn muốn mình sống một cuộc đời như thế nào trước khi chết?”

Dịch từ ESSE

 

Hãy Like & Share chúng tôi
trên Facebook