Tỷ lệ sinh ở Nhật ngày càng thấp, trong khi đó nhiều người lại thích cuộc sống độc thân hoặc nuôi thú cưng, tất cả đều có nguyên do của nó.
Ở một đất nước thông minh và phát triển nhanh như Nhật Bản, người ta thích nuôi thú cưng hơn là có một đứa con. Việc sở hữu một con chó còn phổ biến hơn là sinh ra một đứa trẻ. Không thể phủ nhận thực tế rằng, số lượng thú cưng ở Nhật Bản hiện nay nhiều nhất là chó mèo, vượt qua cả tỷ lệ sinh con.
Tại sao Nhật Bản lại thích thú cưng hơn làm cha mẹ?
Tỷ lệ sinh ngày càng giảm mạnh ở Nhật Bản. Theo thống kê của Hiệp hội Thức ăn Vật nuôi Nhật Bản, có 23,3 triệu thú cưng ở Nhật trong khi chỉ có 17 triệu trẻ em dưới 15 tuổi.
Năm 2020, tỷ lệ sinh giảm 1,3% so với năm 2019. Năm 2019 giảm 1,28% so với năm 2018. Theo thời gian, ngày càng có nhiều người lười sinh con và chọn cuộc sống độc thân.
Trong văn hóa Nhật Bản, vật nuôi được xem như một thành viên trong gia đình. Vật nuôi phổ biến nhất là chó và mèo, các giống chó nhỏ thường được yêu thích hơn vì dễ quản lý và chăm sóc mà ít gặp rắc rối.
Tuy nhiên, vấn đề sinh con đang trở thành mối quan tâm hàng đầu Nhật Bản, khi dân số ngày càng giảm do tỷ lệ sinh thấp. Có rất nhiều lý do khiến người Nhật không muốn sinh con, chẳng hạn như:
1.Không quan tâm đến các mối quan hệ lãng mạn
Một trong những nguyên nhân khiến người Nhật không sinh con là không có nhu cầu tình dục. Họ nhận thấy các mối quan hệ lãng mạn khá phiền phức, cản trở công việc và cuộc sống thường ngày.
Việc làm không ổn định, điều kiện thu nhập thấp của nam giới là một trong những nguyên nhân khiến hoạt động tình dục bị coi thường. 32% đàn ông không thích quan hệ tình dục là lo sợ bị phụ nữ từ chối.
Khi sự gần gũi về thể xác ít đi, các biện pháp tránh thai cũng giảm và tỷ lệ phá thai giảm theo.
Đối với đàn ông, họ có suy nghĩ rằng mình làm việc là để có tiền cho vợ con trang trải cuộc sống, trong khi phụ nữ coi việc phục vụ chồng con là việc bản thân cần làm trong suốt quãng đời còn lại. Ở Nhật, hôn nhân là điều kiện tiên quyết để sinh con. Chỉ có 2% dân số sinh con ngoài giá thú.
Bên cạnh đó, hoạt động mại dâm ở Nhật có giá cả phải chăng, chi phí hơn một chút so với một bữa ăn trưa. Đây là điều rất dễ dàng tiếp cận đối với hầu hết đàn ông Nhật khi không có ý định sinh con.
2.Phong cách làm việc
Khi Nhật Bản phát triển, văn hóa làm việc trở nên chiếm ưu thế hơn trong cuộc sống. Áp lực công việc quá lớn khiến họ không có thời gian dành cho gia đình hay bản thân. Vì thiếu thời gian nên họ thích cuộc sống độc thân hơn.
Ngoài ra, người dân Nhật rất chăm chỉ, họ rời nhà vào lúc sáng sớm và bắt chuyến tàu cuối cùng để trở về nhà buổi tối.
Năm 1970, một từ tiếng Nhật ra đời là “Karoshi”, có nghĩa là chết do làm việc quá sức, được cho là điều rất bình thường ở Nhật Bản. Nhân viên căng thẳng trong công việc khiến sức khỏe tinh thần của họ giảm sút mạnh.
Việc chăm sóc con cái tốn rất nhiều thời gian và trách nhiệm. Một người không thể nào cán đáng vừa làm việc vừa chăm sóc con cái, trong khi thời gian nghỉ sinh tại đây lại rất ngắn. Vì vậy, nhiều phụ nữ sau khi kết hôn đã nghỉ việc ở nhà làm bà nội trợ. Văn hóa làm việc ở Nhật Bản rất khó để duy trì cả 2 việc cùng một lúc, vì vậy nhiều phụ nữ chọn cách nuôi thú cưng hơn là sinh con.
3.Chi phí sinh hoạt
Chi phí ở Nhật khá đắt đỏ, nếu muốn có cuộc sống không phải bận tâm cơm áo gạo tiền, cách duy nhất là nên làm việc chăm chỉ. Không gian ở Nhật rất hạn chế, nhất là ở thành thị, chi phí sinh hoạt cao, tiền nhà, tiền mua sắm… và quan trọng là tiền nuôi con chiếm khoản không hề nhỏ.
Nhật Bản đứng đầu trong danh sách những quốc gia đắt đỏ nhất thế giới để sinh sống.
Cha mẹ chi trả việc học cho con cái vì chúng không thể tự lập trong giai đoạn này. Không giống như ở Mỹ, con cái của người Nhật thường sống chung với bố mẹ cho đến khi kết hôn, đó cũng là một trong những lý do khiến người Nhật thích nuôi thú cưng hơn.
Ngoài ra, phụ nữ không sẵn sàng có con ngay sau khi kết hôn, vì họ vẫn còn muốn tận hưởng sự tự do và không có nhiều rắc rối. Mức lương hạn chế vừa đủ cho cá nhân cũng là yếu tố khiến họ quan ngại chuyện có con.
Người Nhật hài lòng với việc chăm sóc thú cưng vì chi phí nuôi thấp, nhưng việc chăm sóc là như nhau. Việc cân bằng giữa công việc và thai sản là điều khó khăn. Cuộc sống ở Nhật rất đắt đỏ, khó có thể nuôi một đứa trẻ trong điều kiện tốt nhất. Đó cũng là lý do khiến người Nhật thích thú cưng hơn.
Nguồn: Japantruly
trên Facebook
Tác giả:Phan Hằng
Sinh ra và lớn lên ở Đà Nẵng, từng là DHS tại Nhật (2014-2016)
Sở thích: Du lịch, làm bánh, đọc sách, viết lách
Châm ngôn sống: "Mỗi một người đều có một giai đoạn thức tỉnh, thức tỉnh sớm hay muộn quyết định vận mệnh của bản thân"