Trong thời gian sống tại Nhật, đôi khi có thể xảy ra một số tình huống không mong đợi. Do đó, để chuẩn bị cho những tình huống bệnh tật có thể xảy ra, Wom Japan đã tổng hợp lại những cách giúp bạn "sống sót" trong bài viết sau.
1. Danh sách bệnh viện
Hãy nhấn vào link này để tìm cho bạn bệnh viện gần nhất gần nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy ngôn ngữ mình muốn giao tiếp, hình thức thanh toán, hoặc các khoa phù hợp với tình trạng bệnh của mình.
2. Lịch sử bệnh tật bằng tiếng Anh
Nếu là người từng mắc bệnh và đang uống thuốc, bạn cần mang theo các giấy tờ ghi rõ tiền sử bệnh tật của mình được dịch sang tiếng Anh.
Các thông tin quan trọng bao gồm:
- Họ & tên
- Nhóm máu
- Tiền sử bệnh tật trước đây
- Loại thuốc uống thường xuyên
- Tình trạng dị ứng
- Tên và số liên lạc của những người có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp
3. Đơn thuốc và nhà thuốc
Khi đi khám tại một số bệnh viện lớn, bạn có thể mua được thuốc ngay sau khi nhận được đơn thuốc từ bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn tự mua thuốc ở cửa hàng bên ngoài, bạn nên hỏi nhân viên trong bệnh viện nơi gần nhất có nhà thuốc. Mặc dù họ có thể không thể nói được tiếng Anh nhưng chắc chắn họ sẽ nhiệt tình hướng dẫn bạn đường đi đến hiệu thuốc.
Nếu bạn đến Nhật dưới dạng khách du lịch, bạn có thể ghé đến Matsumoto Kiyoshi, một hiệu thuốc lớn và có khắp ở mọi tỉnh thành ở Nhật. Với nhiều chi nhánh như vậy, rõ ràng nhân viên ở đây có thể nói được tiếng Anh.
Nếu loại thuốc bạn cần mua là thuốc đại trà hoặc thuốc theo toa, bạn có thể mua tại cửa hàng này. Nhưng nếu đó là loại thuốc cụ thể mà bạn uống thường xuyên, bạn nên chuẩn bị mang theo sang Nhật, vì có thể nó không được bán tại đây.
4. Bảo hiểm y tế
Nếu không có bảo hiểm y tế mà trong trường hợp phải nhập viện thì rất tốn kém. Vì vậy, nếu bạn ở lại Nhật Bản lâu thì có thể mua một số bảo hiểm sau:
Công ty bảo hiểm nổi tiếng
- Công ty bảo hiểm Tokio Marine & Nichido, mức phí 760 yên mỗi ngày hoặc 3.610 yên trong 10 ngày.
- Công ty bảo hiểm Sompo Nhật Bản Nipponkoa, mức phí 2.900 yên trong 10 ngày.
Các khoản phí y tế khi khám tại bệnh viện
- Điều trị ban đầu khoảng 3.000 yên
- Xét nghiệm máu khoảng 6.000 yên
- X-quang khoảng 2.000 yên
- Chụp CT bụng 15.000 yên
- Phẫu thuật khoảng 5.500 - 20.000 yên
5. Xe cấp cứu
Nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng tới mức bạn không thể tự mình đến bệnh viện thì hãy gọi vào số 119.
Những việc cần làm sau khi gọi xe cứu thương là gì?
- Nói "Cấp cứu" bằng tiếng Anh ngay khi gọi tới số 119.
- Nói địa chỉ nơi bạn đang ở, các triệu chứng là gì.
- Cung cấp tên và tuổi và số điện thoại liên lạc của bạn.
Những cụm từ tiếng Nhật bạn cần biết trong trường hợp cần gọi xe cứu thương. "Kyu-kyu-sha o onegai shimasu" có nghĩa là "Làm ơn cho một chiếc xe cứu thương đến đây".
Không cần phải lo lắng về chi phí vì gọi xe khẩn cấp không tốn tiền. Bạn sẽ chỉ mất tiền khi nhập viện.
Cuối cùng, một điều quan trọng nhất là khi bị ốm trong lúc đang du lịch ở Nhật, nếu không có bảo hiểm thì viện phí rất đắt đỏ. Nếu không muốn lo lắng về khoản phí điều trị này, bạn nên mua bảo hiểm đề phòng phòng trước.
Nguồn: livejapan
trên Facebook
Tác giả:Ngô Thuý Hải
Born in Ho Chi Minh city, moved to Japan from 2006
Hobbies: traveling, shooting photo, cooking, Japanese culture
Queen of “Yukata Beauty Contest in Kawasaki city 2020”
Japanese ability: JLPT N1 / BJT J2+